HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG - KỸ NĂNG THUYẾT PHỤC, Năm học 2022-2023 Trong giao tiếp hằng ngày, chúng ta nhất định sẽ gặp trường hợp bị từ chối khi yêu cầu hay trình bày 1 vấn đề gì đó. Khi đó, bạn sẽ phải tìm cách làm họ tin tưởng, đồng ý với những điều bạn nói.
Trong kinh doanh, kỹ năng thuyết phục khách hàng lại càng quan trọng hơn. Vì đây là công cụ giúp bạn nâng cao được doanh số bán hàng.
Trong quan hệ đối tác, kỹ năng thuyết phục còn giúp bạn xây dựng thành công các mối quan hệ hợp tác có lợi.
Vậy làm cách nào để nâng cao được kỹ năng thuyết phục trong giao tiếp?
Sáng ngày 20/2/2022, Trường THPT Phú Tâm đã tổ chức tuyên truyền giáo dục KNS với chủ đề "Kỹ năng thuyết phục" cho hơn 700 GV - HS toàn trường với những nội dung cụ thể như sau:
1/ HS nêu các câu ca dao, tục ngữ nói về kĩ năng thuyết phục.2/. Xử lí tình hướng thường gặp (HS đóng vai thuyết phục bạn học)3/. Kết luận một số vấn đề then chốt về kĩ năng thuyết phục.3.1. Hiểu rõ ai là người lắng ngheNgười có khả năng thuyết phục người khác luôn nắm rõ đáp án cho câu hỏi: "Nói cho ai?". Và tất nhiên, họ thuộc tuýp người biết "bốc thuốc đúng bệnh" trong vấn đề giao tiếp.
Đối với người hay e ngại, việc bạn cần làm là tỏ ra tự tin để có được sự tín nhiệm từ họ. Với những người cẩn thận, bạn hãy giữ sự nghiêm túc, chỉn chu về mặt thái độ, ngôn ngữ.
Chú ý nét mặt, thái độ, tìm hiểu sở thích, quan điểm của đối tượng giao tiếp để lựa chọn cách thức giao tiếp phù hợp, cố gắng bắt đầu từ những phương thiện họ yêu thích, từ đó khiến đối phương dần tiếp nhận quan điểm của mình một cách tích cực.
2. Đừng quá toan tínhThuyết phục khác với việc mua chuộc. Bởi đây là quá trình bạn đưa ra quan điểm của mình để đối phương suy xét.
Việc chúng ta cần làm trong quá trình ấy không phải là xét đoán tâm tư người nghe, cũng không phải là toan tính chi li để khiến họ phải bằng lòng trong tình thế bắt buộc.
Hãy để đối phương cảm nhận sự chân thành, nhiệt huyết và đúng đắn từ những lý lẽ của bạn, từ đó khiến họ bị thuyết phục một cách chính đáng và tâm phục khẩu phục.
Nhớ kỹ, sự chân thành luôn dễ dàng cảm hóa lòng người hơn thái độ tính toán thiệt hơn.
3. Không gây sự cùng người khácNgười có khả năng thuyết phục người khác chắc chắn phải kiên định với quan điểm của mình, nhưng đó không phải là người bảo thủ và thích gây sự.
Ngược lại, kẻ dương dương tự đắc, cố chấp không nhận sai sẽ chỉ khiến người khác ngán ngẩm, sợ hãi, chán ghét và bài trừ quan điểm của họ.
Để "thu phục" người khác, "có được lòng người" mới là điểm mấu chốt. Việc bạn hành xử khiếm nhã trong cơn tức giận không khiến đại cục trở nên tốt hơn mà chỉ khiến đối phương không tôn trọng bạn.
4. Thường xuyên sử dụng ngôn ngữ cơ thểSự phối hợp ăn ý của tay chân, duy trì liên kết bằng ánh mắt, hướng người về phía đối tượng giao tiếp… đều là những ngôn ngữ cơ thể tích cực cần kết hợp chặt chẽ với lời nói, ngữ điệu.
Tận dụng ngôn ngữ cơ thể để biểu đạt quan điểm, thái độ chính là kỹ năng thường được những nhà diễn thuyết tài ba sử dụng để chinh phục người nghe.
Những hành động cơ thể này không chỉ biểu đạt sự tự tin mà còn khiến nội dung giao tiếp trở nên sinh động, làm cho người nghe càng thêm tin tưởng bạn.
Trong một số phương diện nhất định, việc sử dụng phương thức biểu đạt đúng đắn đôi khi còn quyết định thành công nhiều hơn cả nội dung biểu đạt.
5. Nói ngắn gọn, rõ ràngNgười biết cách thuyết phục đối phương thường nói nhanh, gãy gọn, biểu đạt ý tưởng một cách rõ ràng.
Thậm chí, những người thuyết trình tốt còn có thể nói tự tin, mạch lạc từ đầu đến cuối vấn đề, khiến người nghe khó tìm ra sơ hở và tin tưởng vào lập luận của họ.
Trong việc thuyết phục người khác, bạn nên nói có trọng tâm, tránh lời rườm rà, hoa mỹ. Việc lan man, dài dòng chỉ khiến người nghe khó nắm bắt và khó tin tưởng vào lời nói của bạn.
Cuộc nói chuyện có thể tránh
lãng phí thời gian và đạt đến kết quả nhanh hơn nếu bạn nói có trọng điểm và trình bày ngắn gọn. (Ảnh minh họa).
6. Thị giác hóa Nhiều
nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, yếu tố thị giác có
tầm ảnh hưởng quan trọng trong quá trình giao tiếp.
Trên thực tế, người nghe dễ bị thuyết phục bởi các hiệu quả thị giác.
Bạn nên tận dụng yếu tố này bằng cách sử dụng ngôn từ giàu hình ảnh, hoặc tận dụng các yếu tố đa phương tiện (ảnh, video clip…) để giúp người nghe có cơ hội liên tưởng phong phú và ghi nhớ những hình ảnh biểu tượng hoặc lời nói trọng tâm, từ đó giúp họ dễ dàng tiếp nhận vấn đề.
7. Cố gắng ghi điểm bằng ấn tượng đầu tiênChỉ cần tiếp xúc với một người trong 7 giây, bạn đã có thể biết mình thích hay không thích người đó. Thái độ giao tiếp sau này cũng sẽ được hình thành dựa trên những ấn tượng ban đầu.
Mặc dù ấn tượng lần đầu gặp mặt thường do cảm xúc chi phối, nhưng bạn hoàn toàn có thể biến điều này thành yếu tố "thu phục" người khác.
Trong lần đầu gặp mặt, hãy dùng cái bắt tay kiên định, nụ cười tự tin, thả lỏng cơ thể và duy trì không khí thoải mái sẽ khiến đối phương lưu lại ấn tượng tốt đẹp về bạn.
8. Lùi về phía sau đúng lúcThái độ gấp gáp sẽ làm giảm hiệu quả trong việc thuyết phục người khác. Do đó, bạn cần lưu ý hành sự một cách cẩn thận. Bạn càng tỏ ra gấp gáp, đối phương lại càng có thể cố chấp duy trì quan điểm ban đầu.
Việc vội vàng chỉ khiến ý đồ của bạn dễ bại lộ, thậm chí khiến đối phương phản đối quan điểm của bạn.
Hãy giữ lập trường kiên định, lựa thời điểm thích hợp để lùi về phía sau để "lấy lùi làm tiến". Chờ tới một khoảng thời gian thích hợp, dùng phương thức biểu đạt thích hợp, đối phương tự khắc sẽ đồng tình với bạn.
9. Học cách làm một "nhà thỏa hiệp"Người thực sự biết "thu phục" vạn người không phải là kẻ trọng thắng thua, mà là người đôi khi còn cố ý làm mình tự thua.
Bởi họ biết rằng, thành công lớn so với hai chữ thắng thua lại càng quan trọng hơn. Từ đó, họ lựa chọn thỏa hiệp trong một vài tình huống nhất định để dùng người và tiến xa hơn trong sự nghiệp.
Một số hình ảnh buổi tuyên truyền